Vụ tai nạn khiến 3 thanh niên đi trên xe máy tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: XĐ)
Đến 2h ngày 2/12, cũng tại huyện Tân Lạc tiếp tục xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong.
Vào thời điểm trên, xe máy chở theo 3 thanh niên di chuyển trên Quốc lộ 6 hướng Hà Nội - Sơn La, khi đến đoạn cầu Trọng (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) đã xảy ra va chạm với xe khách di chuyển hướng Sơn La - Hà Nội.
Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân 2 vụ tai nạn trên.
(Nguồn: Vietnamnet)Link: https://vietnamnet.vn/6-nguoi-tu-vong-sau-2-vu-tai-nan-giao-thong-o-hoa-binh-2347609.html
" alt=""/>6 người tử vong sau 2 vụ tai nạn giao thông liên tiếp trong đêm ở Hòa BìnhCông ty khởi nghiệp mới nổi trong lĩnh vực hàng không vũ trụ Orienspace có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã phóng thành công tên lửa dùng một lần vào tháng 1/2024 và hiện đang nghiên cứu, phát triển tên lửa Gravity-2 có thể tái sử dụng.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Orienspace - Yao Song cho biết công ty dự định thực hiện chuyến bay đầu tiên của tên lửa này vào cuối năm 2025 hoặc đầu năm 2026.
Ngoài nghiên cứu về tên lửa có thể tái sử dụng, Orienspace gần đây đã phóng thành công tên lửa đầu tiên từ một bệ phóng ngoài khơi.
Yao Song cho biết, phương án phóng này mang lại cho các công ty sự linh hoạt và tiện lợi, đồng thời cho phép họ tăng tần suất phóng tên lửa với chi phí thấp hơn. Việc phóng tên lửa ngoài khơi giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho công tác hậu cần, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh.
Một công ty khác của Trung Quốc cũng đang tham vọng cạnh tranh về khả năng chế tạo tên lửa tái sử dụng là Beijing Interstellar Glory Space Technology, còn được gọi là i-Space. Công ty này đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm đầu tiên của mình vào tháng 12/2023.
Ngoài ra, một công ty con Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa Kuaizhou có thể tái sử dụng bằng công nghệ cất cánh và hạ cánh thẳng đứng.
Tên lửa tái sử dụng đang thay đổi ngành công nghiệp vũ trụ, vì chúng cho phép các công ty tái sử dụng những bộ phận tên lửa đắt tiền nhất mà không cần sửa chữa nhiều.
Trong khi SpaceX vẫn là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này, Blue Origin, do tỷ phú Jeff Bezos thành lập, cũng có kế hoạch phóng tên lửa tái sử dụng New Glenn ngay trong năm 2024.
Năm 2023, các công ty Trung Quốc, bao gồm các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, đã phóng khoảng 70 tên lửa, nhưng tất cả đều là loại sử dụng một lần. Trong khi đó, SpaceX đã tiến hành khoảng 100 lần phóng tên lửa có thể tái sử dụng.
Việc nhiều công ty Trung Quốc đồng thời triển khai nghiên cứu tên lửa có thể tái sử dụng cho thấy tham vọng của nước này trong việc chinh phục không gian, cũng như quyết tâm cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hàng đầu ở nước ngoài như SpaceX.
(theo OL)
Theo PGS.TS Dũng, khả năng bảo vệ chống lại các biến chủng mới của vắc xin Covid-19 không hoàn hảo 100% nhưng khả năng chống bệnh diễn biến nặng và tử vong vẫn còn hiệu quả tốt.
"Tiêm vắc xin Covid-19 không có nghĩa là sẽ không mắc bệnh. Các biến chủng mới lay lan nhanh hơn nhưng hiệu quả chống lại bệnh nặng và tử vong vẫn được ghi nhận ở các vắc xin Covid-19 và được cải thiện sau các lần tiêm nhắc. Hiệu quả chống lại bệnh nặng và tử vong còn rất rõ, hơn 60-70% so với người không tiêm mũi nhắc lại”, PGS.TS Dũng khẳng định.
Sáng 8/9, AstraZeneca đưa ra thông tin, theo đánh giá của các chuyên gia trên hơn 50 nghiên cứu đời thực, mũi nhắc lại (mũi ba) của vắc xin Covid-19 của AstraZeneca và các vắc xin theo công nghệ mRNA có hiệu quả cao tương đương trong việc ngăn ngừa các hệ quả nghiêm trọng do biến thể Omicron như nhập viện và tử vong, kể cả trong bối cảnh các biến thể phụ tiếp tục xuất hiện.
Kết quả đánh giá mới được công bố này cho thấy, với bất kỳ một liệu trình tiêm 3 mũi vắc xin nào trong đó có sử dụng vắc xin AstraZeneca, đều mang lại hiệu quả bảo vệ cao đối với sự tiến triển bệnh nặng (84,8% - 89,2%). Liệu trình tiêm 3 mũi vắc xin có sử dụng vắc xin công nghệ mRNA cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ tương tự.
Các tác giả của nghiên cứu đánh giá này kết luận, việc tiêm thêm vắc xin mũi 4 (mũi nhắc lại thứ hai) có thể tăng cường mức độ bảo vệ một cách đáng kể. Kết quả của một nghiên cứu gần đây thực hiện tại châu Á cho thấy không ghi nhận bất cứ trường hợp bệnh nặng nào do Covid-19 ở những người được tiêm mũi 4 vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin theo công nghệ mRNA giai đoạn từ tháng 2-4/2022.
Dịch Covid-19 thời gian tới sẽ như thế nào?
Nguyên nhân số ca mắc, ca nặng tăng, thậm chí ghi nhận ca tử vong do Covid-19 thời gian gần đây cũng được PGS.TS Dũng lý giải. Đó là do sự xuất hiện của các biến thể phụ của Omicron - vượt qua khả năng miễn dịch của cơ thể.
“Bên cạnh đó, sau một thời gian, kháng thể của cơ thể giảm nên khả năng chống lại virus cũng yếu hơn, virus “khôn lanh” hơn nên số nhiễm gia tăng. Ngoài ra, thời gian trước, đa số người dân đều tiêm chủng đầy đủ khiến ca nặng và tử vong giảm. Nhưng hiện nay, số người tiêm nhắc mũi nhắc lại chưa nhiều nên ca nặng, tử vong có xu hướng tăng hơn một chút”, PGS.TS Dũng nói.
PGS.TS Dũng cũng thông tin thêm số ca nặng tăng chủ yếu ở nhóm người không tiêm chủng đầy đủ. Đánh giá về tình hình dịch thời gian tới, PGS.TS Dũng nói thêm số ca mắc tăng, số ca tử vong có thể tăng thêm nhưng không quá phải lo ngại. Khi được hỏi hiện có nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới hay không, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết hiện có nguy cơ gia tăng số ca mắc chứ không có nguy cơ bùng phát dịch.
Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y dược TP.HCM khẳng định, khi có nhiều người không tiêm nhắc lại, số ca chuyển nặng, tử vong sẽ gia tăng. Tiêm vắc xin Covid-19 là quyền lợi của mỗi người, nếu tiêm đầy đủ các mũi sẽ giảm được nguy cơ mắc và chuyển nặng.
"Không tiêm phòng vắc xin Covid-19 đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ chuyển nặng và tử vong, tăng nguy cơ quá tải bệnh viện. Nếu xảy ra trường hợp đó, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ hơn (như khai báo y tế, hạn chế khu vực đông người…), ảnh hưởng tới hoạt động đời sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, giải trí…", PGS.TS Dũng nói.
Vì vậy tiêm tăng cường là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tránh gây quá tải hệ thống y tế trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến. Ghi nhận tại một số bệnh viện gần đây cho thấy có một số lượng đáng kể các ca bệnh nặng là những người chưa từng tiêm vắc xin, hoặc tiêm vắc xin chưa đủ.
“Thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả vắc xin Covid-19 là khả năng giúp chúng ta phòng ngừa bệnh nặng và theo đánh giá của chúng tôi, mũi tiêm nhắc lại bằng các vắc xin đã được sử dụng rộng rãi nhất vẫn giữ vững tiêu chí này”, chuyên gia này nói thêm.
Theo Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 11.437.970 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.126 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Bộ Y tế đánh giá, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế, tuy nhiên cảnh báo những biến chủng tiếp tục xuất hiện. Covid-19 vẫn vô cùng nguy hiểm đối với người cao tuổi, trẻ em, những người có bệnh lý nền; tạo thành gánh nặng cho gia đình khi phải điều trị lâu ngày. |